12:59 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục Tin tức

Đăng nhập thành viên



 

Liên kết website

Trang chủ » Tin Tức » Tin tức y học

Đề phòng nhiễm khuẩn đường niệu

Thứ hai - 31/05/2010 09:20
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng của NCT ngày một suy giảm. Đường tiết niệu bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi khi bị viêm một trong các bộ phận đó thì có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiết niệu, nhất là ảnh hưởng đến thận. Đối với NCT, việc phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu cũng như thực hiện một số biện pháp phòng bệnh là hết sức cần thiết.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đối với NCT, do sức đề kháng ngày một giảm, thường mắc chứng sa sút trí tuệ (ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hoà của thần kinh trung ương), đi tiểu không kiểm soát được nên dễ bị viêm đường tiết niệu ngược dòng. NCT có thể gặp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cả phần trên (thận) và cả phần dưới (niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở NCT. Nguyên nhân có thể từ nội tại (nội sinh) và cũng gặp nguyên nhân bên ngoài đưa đến (ngoại sinh). Nguyên nhân nội sinh gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở NCT như sỏi đường tiết niệu, một số trường hợp do cản trở dòng chảy của nước tiểu, lâu dần nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như một số bệnh của tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống, nằm lâu do bại liệt hoặc do bất động bởi cố định xương bị gãy (gãy xương đùi hoặc xương chậu hay gặp ở NCT). Một số nguyên nhân ngoại sinh gây nên viêm đường tiết niệu như nong niệu đạo, mổ lấy sỏi hoặc mổ u xơ tiền liệt tuyến bị bội nhiễm, viêm tiền liệt tuyến đưa đến viêm đường tiết niệu.

Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Một số vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma... Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Ngoài ra người ta còn gặp một số NCT bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.

 

Nên làm gì để phòng bệnh viêm đường tiết niệu
ở NCT?

Một biện pháp mà hầu như nên làm thường xuyên là vệ sinh cá nhân. Vệ sinh đường sinh dục ngoài và xung quanh vùng sinh dục. Nên tập thói quen uống nhiều nước nhưng nên uống vào buổi sáng và chiều, cần hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ buổi tối để tránh đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mỗi lần buồn đi tiểu là phải đi tiểu ngay không được nhịn tiểu bởi vì nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng thời gian lâu sẽ gây bội nhiễm vi khuẩn và nguy cơ sẽ làm nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng. Trước khi đi ngủ buổi tối nên nhớ đi tiểu. Nếu NCT bị các bệnh như sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bang quang...), các bệnh về tiền liệt tuyến thì cần được khám bệnh để được giải quyết càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng gây viêm đường tiết niệu khi đã biết rõ nguyên nhân.

Những biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu

 

Một số triệu chứng hay gặp viêm đường tiết niệu ở NCT như đau lưng. Đau lưng có thể âm ỉ và xuất hiện từng lúc nhưng có khi đau thành cơn rõ rệt, nhất là những lúc có bưng bê hoặc xách, mang vật nặng. Nhiều trường hợp có sốt và rét run (tuy nhiên ở NCT có sức đề kháng kém thì sốt nhẹ hoặc không sốt mà chỉ thấy ớn lạnh), đi tiểu nhiều lần, tiểu khó (buồn đi tiểu nhưng không tiểu được) và có thể tiểu đau, buốt. Màu của nước tiểu có thể đục, có thể màu hồng (đái ra máu đại thể). Nếu viêm đường tiết niệu do có vật cản như sỏi đường tiết niệu  thì thường kèm theo đau lưng hoặc có cơn đau quặn thận có thể bị đái dắt, đái buốt... Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu, ngoài các triệu chứng lâm sàng cần làm các xét nghiệm có liên quan như siêu âm, chụp Xquang, xét nghiệm nước tiểu tìm căn nguyên vi khuẩn bằng cách cấy nước tiểu đúng thường quy mới hy vọng tìm ra căn nguyên gây nhiễm khuẩn.

Hậu quả của viêm đường tiết niệu ở NCT

Viêm đường tiết niệu ở NCT nếu không phát hiện và điều trị tốt có thể đưa đến một số biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa đến suy thận, áp-xe quanh thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của NCT.



PGS.TS.TTƯT Bùi Khắc Hậu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Tin tức

Lịch công tác

Tuần 35: Từ 25/03 đến 31/03/2024
Sáng thứ 2:
08h00: Họp giao ban BGH
- Thành phần: BGH, Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính, Tài chính, Đào tạo
- Địa điểm: Phòng họp 2
Chiều thứ 2:
Sáng thứ 3:
07h30: Toạ đàm về sức khoẻ học đường 
- Thành phần: Theo KH của Đoàn thanh niên
- Địa điểm: Hội trường tầng 7
Chiều thứ 3:
19h00: Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Thành phần: Cán bộ viên chức và HSSV (theo KH riêng)
- Địa điểm: Hội trường tầng 7
Sáng thứ 4:
7h30: Họp Đảng ủy
Địa điểm: Phòng họp 2.
Chiều thứ 4:
14h00: Họp giao ban Cán bộ chủ chốt
- Thành phần: Cán bộ chủ chốt
- Địa điểm: Phòng họp 2
Sáng thứ 5:
Chiều thứ 5:
Sáng thứ 6:
Chiều thứ 6:
Sáng thứ 7:
Thường trực Ban Giám hiệu - Đ/c Trọng - Phó HT
Chiều thứ 7:
Chủ nhật: Thường trực Ban Giám hiệu - Đ/c Trọng - Phó HT

Thăm dò ý kiến

Đi làm điều dưỡng tại viện dưỡng lão của Đức

Rất quan tâm, sẽ đăng ký đi

Rất quan tâm nhưng cần thêm thông tin

Rất quan tâm nhưng không đăng ký đi

Không quan tâm

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 32838

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1318396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 48775787