14:41 ICT Thứ ba, 10/12/2024

Danh mục Tin tức

Đăng nhập thành viên



 

Liên kết website

Trang chủ » Tin Tức » NCKH-Hợp tác quốc tế

Biểu mẫu đăng ký đề tài NCKH/ sáng kiến cải kinh nghiệm và báo cáo đề tài NCKH

Thứ tư - 17/10/2012 16:27
Hướng dãn viết Đề cương NCKH
  
 
 
  
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

                                   

1. Tên đề tài:
2. Lĩnh vực nghiên cứu:
3. Loại hình nghiên cứu: (Cơ bản, Ứng dụng, Triển khai)
4. Thời gian thực hiện đề tài: ……. tháng (từ …. đến …..)
5. Địa điểm thực hiện đề tài:
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
7. Cơ quan chủ quản đề tài:
- Tên cơ quan: Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình
- Địa chỉ:
- Điện thoại, Fax, Email:
- Họ và tên thủ trưởng cơ quan:
- Phòng/ Bộ môn chủ trì đề tài:
8. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên:
- Điện thoại, Email:
9. Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài:
TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao Ghi chú
         
10. Đơn vị phối hợp chính:
Tên đơn vị Nội dung phối hợp Người đại diện
     
11. Giải trình tính cấp thiết của đề tài:
(Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài- 1 trang)
Mục tiêu của đề tài:
          1.
          2.
12. Tổng quan đề tài: (sơ lược về cơ sở khoa học về lý luận, các công trình đã thực hiện liên quan đến đề tài- 2-5 trang)
13. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Phương pháp cụ thể được sử dụng: Định lượng - ví dụ: cân, đo, đong, đếm,…Định tính - ví dụ: thái độ, kỹ năng,….
Các công thức tính toán các chỉ tiêu
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Tên phương pháp sẽ chọn. Ví dụ: điều tra chọn mẫu, điều tra tổng thể, bố trí thí nghiệm,….
Giải trình chi tiết cách thực hiện: Cách điều tra, cách bố trí thí nghiệm, phạm vi điều tra, số lượng mẫu, phân bổ mẫu,….?
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu ra sao ?
14. Dự kiến kết quả/ sản phẩm:
          Tên, số lượng, chất lượng, biểu mẫu...
15. Tiến độ thực hiện
  Các nội dung, công việc
 chủ yếu cần được thực hiện

(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Sản phẩm
 phải đạt

 
Thời gian (bắt đầu,
 kết thúc)
Người
thực hiện
         
         
16. Kinh phí thực hiện đề tài: (Tổng số)
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
- Phân bổ kinh phí:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Kinh phí
    Năm thứ 1 Năm thứ 2
 
1 Xây dựng đề cương chi tiết    
2 Thu thập và viết tổng quan tài liệu    
  Thu thập tư liệu (mua, thuê)    
  Dịch tài liệu tham khảo (số trang x đơn giá)    
  Viết tổng quan tư liệu    
3 Điều tra, khảo sát, thí nghiệm, thu thập số liệu, nghiên cứu...    
  Chi phí tàu xe, công tác phí    
  Chi phí thuê mướn    
  Chi phí hoạt động chuyên môn    
4 Chi phí cho đào tạo
(Chi phí thuê mướn học viên, cộng tác viên..)
   
5 Thuê, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu    
  Thuê trang thiết bị    
  Mua trang thiết bị    
6 Hội thảo khoa học, viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu….    
  Hội thảo , Duyệt đề cương, giám sát tiến độ…    
  Viết báo cáo tổng kết    
  Báo cáo kết quả, nghiệm thu    
7 Chi khác    
  Mua văn phòng phẩm    
  In ấn, photocopy    
  Quản lý phí    
8 Tổng kinh phí    
 
Ngày...... tháng ...... năm 20.....
Người viết đề cương
(Họ, tên, chữ ký)
 
Ngày  ...... tháng ...... năm 20.....
Thủ trưởng Đơn vị
(Ký, đóng dấu)


Hướng dẫn viết Đề cương CKCT

Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
 
1. Mục đích:        
 - Sáng kiến cải tiến đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, SV?
- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…)
2. Tính thực tiễn :
- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác của cá nhân, bộ phận, công tác giảng dạy,  công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn nơi mình công tác.
- Những kết luận được rút ra trong đề tài đem lại hiệu quả gì? ( Kinh phí, thời gian, sức lao động, sự tiện lợi…) phải là sự khái quát hóa từ những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )
3. Tính sáng tạo khoa học:
- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.
- Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật  tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
4.  Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với  cách làm cũ)
 + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
 + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc         
5.  Mức độ và cách giới thiệu SKKN: Có thể  có 2 mức độ như sau:
            + Tường thuật kinh nghiệm:
- Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic).
- Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành.
            + Phân tích kinh nghiệm: Cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN  đã thực hiện, hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ).
 - Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa, lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng.
- Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan.
 - Rút ra những kết luận khái quát  hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm) và mở rộng, phát triển SKKN. 
6.  Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm:
 
Các phần chính Ghi chú
Bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )
1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài  và mục tiêu, mục đích)
2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
      2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
      2.2 Thực trạng của vấn đề
      2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
      2.4 Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ( nếu có )
 
 
 
Gợi ý về nội dung  các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm:
            + Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài )       
- Nêu rõ hiện tượng ( vấn đề ) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn.
- Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lý luận ) của hiện tượng ( vấn đề ) đó
- Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
    Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
            + Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
 Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
- Cơ sở lý luận của vấn đề: Bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc  nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
- Thực trạng của vấn đề: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến, đã chọn để viết SKKN.
- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể  đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả  của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
- Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý :
+ Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, cho đối tượng cụ thể nào ?
+ Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN ( có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ )
                           + Kết luận :   Cần trình bày được :
-    Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục       
-   Những ý kiến đề xuất… tùy theo từng đề tài )  đề áp dụng SKKN có hiệu quả.
 7 .  Kết cấu của một đề cương sáng kiến kinh nghiệm:
 
Các phần chính Ghi chú
Bìa: Tên sáng kiến
Trang phụ bìa
Mục lục
1. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài , mục tiêu1 trang)
2.Giải quyết vấn đề ( Tóm tắt nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3-5 trang )
      2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
      2.2 Thực trạng của vấn đề
      2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
      2.4 Hiệu quả của SKKN
     2.5 Dự kiến đề xuất
3. Kinh phí thực hiện
4. Tiến độ thực hiện
5. Tài liệu tham khảo
Phụ lục ( nếu có )
 
 
 



Hướng dẫn viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở để nghiệm thu


Trang bìa 1
 

UBND TỈNH THÁI BÌNH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
 
 
 
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
 
 
 
 
Tên đề tài:
 
 
 
 
 
 
Chủ nhiệm đề tài:
Mã số đề tài (nếu có):
 
 
 
 
 
 
Năm 200
 
 

 
 
 Trang bìa 2
 

UBND TỈNH THÁI BÌNH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
 
 
 
 
 
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
 
 
 
Tên đề tài:
 
 
 
 
Chủ nhiệm đề tài
Cấp quản lý: Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng … năm … đến tháng … năm …
Tổng kinh phí thực hiện đề tài ……….         triệu đồng
Trong đó: kinh phí Nhà trường        ……….          triệu đồng
Nguồn khác (nếu có)                ……….       triệu đồng
 
Danh sách thành viên tham gia hiện đề tài:………………………………………
 
 
 
 
 
Năm 20…

 
 

Trang bìa 3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

 
Trang bìa 4                         MỤC LỤC
 
 
 
 
Trang ruột
 
  1. Đặt vấn đề:
    1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.
    2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài (nếu có).
    3. Mục tiêu nghiên cứu.
 
  1. Tổng quan đề tài:
    1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
    2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.
 
  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
    1. Thiết kế nghiên cứu.
    2. Đối tượng nghiên cứu.
    3. Phương pháp chọn mẫu.
    4. Phương pháp thu thập số liệu.
    5. Phương pháp xử lý số liệu.
    6. Kiểm soát sai số.
    7. Y đức
  2. Kết quả nghiên cứu:
 
  1. Bàn luận:
 
  1. Kết luận và kiến nghị:
 
  1. Tài liệu tham khảo:
 
  1. Phụ lục (nếu có):
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
…..

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
 
  1. Hình thức của báo cáo
  • Báo cáo phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng – biểu – hình vẽ – đồ thị.
  • Một báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài không nên dày quá 100 trang khổ A4 (210x297 mm) với phông chữ 14 của soạn thảo Window Word (không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục).
  • Báo cáo hoàn chỉnh được trình bày theo trình tự sau:
  1. Trang bìa 1: theo mẫu
  2. Trang bìa 2: theo mẫu
  3. Trang bìa 3: Những chữ và ký hiệu viết tắt
  4. Trang bìa 4: Mục lục (không nên quá tỉ mỉ)

Những phần trên đây không đánh số trang.

 
2. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
Phần này bao gồm các mục chính sau đây:
  1. Đặt vấn đề.
  2. Tổng quan tài liệu.
  3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
  4. Kết quả nghiên cứu.
  5. Bàn luận.
  6. Kết luận và kiến nghị.
  7. Tài liệu tham khảo.
2.1. Đặt vấn đề:
Trong phần đặt vấn đề cần phải nêu được 3 ý chính sau đây:
  • Lý do chọn đề tài nghiên cứu: cần trình bày rõ và rất tóm lược nhưng nghiên cứu trong và ngoài nước liên qua tới đề tài, nêu được những tồn tại còn chưa được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn, tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài, nếu giải quyết được vấn đề tồn tại nào đó về lý luận hoặc thực tiến sẽ đóng góp gì cho khoa học hoặc thực tiễn hoặc cả hai.
  • Giả thuyết nghiên cứu của đề tài: từ phần trên cần rút ra giải thuyết nghiên cứu của đề tài. Giả thiết nghiên cứu là một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn được giả định để chúng ta phải chứng minh giả thuyết này bằng các mục tiêu nghiên cứu sẽ được nêu ở phần tiếp theo.
  • Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Các mục tiêu phải có quan hệ chặt chẽ với nhau và phải mang tính logic, phải nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu cũng chính là giải quyết được vấn đề cơ bản đặt ra ở chính tên đề tài nghiên cứu.
Một đề tài cấp cơ sở có thể có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhưng cũng có thể chỉ cần mục tiêu cụ thể. Một đề tài không nên có quá nhiều mục tiêu cụ thể, chỉ nên tối đa có 05 mục tiêu cụ thể.
Khi viết các mục tiêu cần theo đúng cách viết mục tiêu đã được hướng dẫn trong các tài liệu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Thông thường khi viết các mục tiêu phải bắt đầu bằng một động từ và không diễn giải quá cụ thể thay cho phần nội dung nghiên cứu cần thực hiện để giải quyết các mục tiêu đề ra.
2.2. Tổng quan tài liệu.
Phần tổng quan tài liệu cần chú ý những điểm sau:
  • Các mốc lịch sử liên quan đến chủ đề nghiên cứu (theo trình tự thời gian). Trình bày các sự kiện nổi bật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sự khám phá mới, phát hiện mới, tác giả đầu tiên nghiên cứu vấn đề đó, bước ngoặt về công nghệ liên quan đến, chủ đề nghiên cứu v.v..
  • Trình bày các kết quả nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó nêu bật những vấn đề cần giải quyết, những điểm chưa được xác nhận về lý luận hoặc về thực tiễn.
  • Phần tổng quan phải trình bày sáng sủa, mạch lạc có hệ thống, mang tính tổng hợp và khái quát cao đồng thời phải có trích dẫn những tài liệu tham khảo phù hợp.
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu cần trình bày rõ các phần sau đây:
  • Thiết kế nghiên cứu của đề tài: cần nêu được đề tài được thiết kế nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang hay nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu dịch tễ hay can thiệp, nghiên cứu thực nghiệm, hay nghiên cứu triển khai ở mức pilot v.v..
  • Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
  • Cần trình bày rõ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ra khỏi nghiên cứu.
  • Nếu có nhóm chứng cần nói rã cách chọn nhóm chứng và số lượng đối tượng ở nhóm chứng.
  • Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu
Cần trình bày rõ các chỉ số, biến số trong nghiên cứu, qui trình nghiên cứu.
  • Cần mô tả cây vấn đề, khung logic, khung lý thuyết (nếu cần và có thể).
  • Các thuật toán thống kê được sử dụng trong báo cáo. Cần ghi cụ thể từng thuật toán tránh viết chung chung như:
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Epi 6.0.
Cần ghi rõ. Ví dụ như:
- So sánh hai số trung bình bằng Test T Student, so sánh hai tỷ lệ bằng Test x2 v.v..
2.4. Kết quả nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu cần trình bày thành các mục theo thứ tự của các nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu đề ra.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện có thể bằng những hình thức khác nhau như bảng, biểu đồ, đồ thị hoặc ảnh v.v..
Trước và sau mỗi bảng minh hoạ cần dùng lời để chỉ ra ý chính về kết quả cần nêu trong bảng, đồ thị hay hình ảnh và phải đi liền nhau. Tránh tình trạng lời chỉ dẫn viết một trang nhưng bảng, biểu hoặc ảnh lại ở một trang cách xa làm cho người đọc khó theo dõi. Không nên thiết kế các bảng có quá nhiều số liệu rườm rà. Tên bảng, đồ thị cần gọn, khúc chiết, rõ ràng. Tên bảng phải viết ở phía trên của bảng, còn tên của đò thị, biểu đồ, ảnh viết ở phía dưới. Nếu ảnh chụp đối tượng cần phải che mắt bệnh nhân hoặc đối tượng nghiên cứu, để tránh có thể nhận dạng được.
Không đưa kết quả của người khác hoặc của bản thân nhưng không liên quan đến vấn đề nghiên cứu vào phần kết quả để so sánh.
2.5. Bàn luận:
Trong phần bàn luận những nội dung cần phải trình bày rõ là:
  • So sánh các kết quả của bản thân tác giả với các tác giả khác.
  • Đưa ra các giả thuyết để giải thích các kết quả thu được tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo hoặc các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc triển khai ứng dụng.
  • Dùng những kết quả để minh hoạ giả thuyết đã đưa ra và chứng minh những vấn đề mới trong nghiên cứu của bản thân.
  • Khi đọc phần bàn luận chúng ta có thể đánh giá được khả năng tư duy và trình độ phân tích biện luận của người thực hiện đề tài.
2.6. Kết luận- Kiến nghị:
Trong phần kết luận cần phải đối chiếu với mục tiêu để kết luận những kết quả cụ thể nổi bật nhất giải quyết từng mục tiêu. Những kết quả là đóng góp mới của nghiên cứu.
Phần kết luận cần ngắn gọn cụ thể, chú ý không viết lời bàn luận suy luận, hoặc giải thích trong phần kết luận.
Nếu có những kiến nghị hoặc đề xuất thì cũng cần lưu ý chỉ đề xuất những vấn đề có tính khả thi và không nên trùng lặp những vấn đề đã có các chủ trương, chính sách hoặc chiến lược đang giải quyết. Không nên có quá nhiều đề xuất hoặc kiến nghị và cần phải giải biết đề xuất với ai với cấp nào giải quyết, có khả năng giải quyết được không. Nếu giải quyết thì ai là người thực hiện và những đề xuất kiến nghị này phục vụ cho mục tiêu gì tiếp theo.
2.7. Tài liệu tham khảo.
  • Trước hết cần phải hiểu thế nào là tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo gồm những sách, ấn phẩm,tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào báo cáo và cần phải được trích dẫn ở những phần phù hợp trong báo cáo. Tác giả phải có toàn văn bài báo khoa học đó bằng bản gốc hoặc bản phôtô. Tác giả cần có sẵn sàng các bản toàn văn tài liệu tham khảo để khi nghiệm thu nếu Hội đồng cần có tài liệu nào, tác giả cần trình trước hội đồng tài liệu đó.
  • Cách trình bày các tài liệu tham khảo trong phần tài liệu tham khảo. Tất cả các tài liệu tham khảo được sắp xếp thành các nhóm sau đây: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc ... Trong mỗi nhóm tiếng các tài liệu được xếp theo thứ tự vần alpha, bêta của tên tác giả và được đánh số liên tục từ tài liệu đầu đến tài liệu cuối (không ngắt quãng theo nhóm tiếng). Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kể cả tài liệu tiếng Trung Quốc, Nhật, Lào v.v..
Thứ tự theo nhóm tiếng được trình bày Tiếng Việt trước sau đó đến tiếng Anh, tiếng Pháp và các nhóm tiếng khác.
Vần alpha beta của tên tác giả được xác định bằng cách:
  • Đối với tác giả người Việt thuộc nhóm tiếng Việt cần lấy tên tác giả để xác định vần Alpha beta. Ví dụ: Vũ Triệu An lấy vần A để xếp thứ tự; Nguyễn Thế Khánh lấy vần K để xếp thứ tự …
  • Đối với tác giả người Âu – Mỹ lấy họ để xác định vần Alpha beta. Ví dụ: Pamela E. Wright: Wright P.E lấy vần W; Geogre M. Cherry: Cherry G.M lấy vần C.
Trình bày tài liệu tham khảo cụ thể phải theo một trình tự thống nhất theo hệ thống trình bày tài liệu tham khảo Vancouver.
 
 
3. Phần phụ lục:
Trình bày các phụ lục kèm theo báo cáo như: Bảng biểu chi tiết; Bộ câu hỏi (công cụ nghiên cứu); ảnh minh hoạ v.v.. Phần phụ lục không đánh số trang chỉ đánh số thứ tự của phụ lục như:
          Phụ lục 1: Danh sách đối tượng lấy mẫu.
          Phụ lục 2: Phiếu điều tra phỏng vấn.
          Phụ lục 3: ảnh minh họa.
Các số thứ tự của các chương mục được đánh số bằng hệ thống số Ả rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số luỹ tiến cách nhau một dấu chấm. Số đầu chỉ mục lớn, số thứ hai chỉ tiểu mục, số tiếp chỉ tiểu mục thứ cấp. Chỉ nên tối đa sử dụng 4 chữ số
Ví du:
2. Kết quả nghiên cứu:
2.1. Tình hình bảo quản, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ở tỉnh Thái Bình.
2.1.1. Tình hình bảo quản HCBVTV
2.1.1.1. Nơi bảo quản HCBVTV
2.1.1.2. Phương tiện bảo quản HCBVTV
 
Khi trình bày các đề mục và các dưới đề mục (tiểu mục) cần phải có sự thống nhất trong sử dụng kiểu và khổ chữ, không cần gạch chân dưới đề mục hoặc các dưới đề mục.
Tổng số điểm của bài viết là: 37 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin tức

Lịch công tác

Tuần 19: Từ 09/12 đến 15/12/2024
Sáng thứ 2:
08h00: Họp giao ban BGH
- Thành phần: BGH, Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính, Tài chính, Đào tạo, PGĐ BVĐK
- Địa điểm: Phòng họp 2
Chiều thứ 2:
Sáng thứ 3:
Chiều thứ 3:
Sáng thứ 4:
Chiều thứ 4:
Sáng thứ 5:
Chiều thứ 5:
Sáng thứ 6:
Chiều thứ 6:
Sáng thứ 7:
Chiều thứ 7:
Chủ nhật:

Thăm dò ý kiến

Đi làm điều dưỡng tại viện dưỡng lão của Đức

Rất quan tâm, sẽ đăng ký đi

Rất quan tâm nhưng cần thêm thông tin

Rất quan tâm nhưng không đăng ký đi

Không quan tâm

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Thành viên online : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 23882

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 465568

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66902637