01:52 ICT Chủ nhật, 28/04/2024

Danh mục Tin tức

Đăng nhập thành viên



 

Liên kết website

Trang chủ » Tin Tức » Bệnh viện đa khoa

Sơ lược về dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019

Thứ sáu - 07/02/2020 09:11
Sơ lược về dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019

Sơ lược về dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019

Ngay từ ngày 08/12/2019, nhiều ca viêm phổi nặng không rõ nguyên nhân được báo cáo tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Sau đó, dịch viêm đường hô hấp cấp được chính phủ Trung Quốc công bố lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 31/12/2019. Tiếp đến ngày 07/01/2020, Bộ Y tế Trung Quốc xác nhận mối liên quan giữa dịch viêm đường hô hấp cấp này với virus corona và được Tổ chức Y tế thế giới đặt tên là chủng mới của Coronavirus 2019 (nCoV-2019). Ban đầu, bệnh được cho là liên quan đến những người tiếp xúc với động vật hoang dã được bày bán tại một chợ Hải sản ở Vũ Hán, Tuy nhiên, những ngày gần đây, nhiều ca bệnh được ghi nhận không có phơi nhiễm với động vật.
Đến nay dịch bệnh đã lan ra 30 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc, tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV đến ngày 07-02-2020: Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 12 trường hợp, trong đó: 02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc, 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, 03 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó, đã điều trị khỏi 03 trường hợp. Số người mắc bệnh trên thế giới: 31.481 trường hợp, 639 tử vong, 4.821 ca nguy kịch,  26.359 người nghi nhiễm và đã có 1.540 người khỏi và xuất viện.

Coronavirus có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trên nhiều loài động vật, bao gồm: lạc đà, gia súc, mèo và dơi. Ở người, nó chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, như hội chứng suy hô hấp cấp (SARS-2003) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-2015). Rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nhẹ và tiên lượng tốt. Cho đến nay, một vài bệnh nhân liên quan với nCoV 2019 xuất hiện các triệu chứng của viêm phổi nặng, phù phổi cấp, suy hô hấp cấp hoặc suy đa tạng và dẫn đến tử vong. Đến thời điểm hiện tại, những hiểu biết liên quan đến nCoV 2019 còn khá ít. Có một vài báo cáo, thư được các tạp chí khoa học nổi tiếng đăng tải như: Lancet, New England Journal of Medicine… Tuy nhiên, để biết them thong tin, độc giả có thể truy cập thêm tại các địa chỉ web: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Hoa Kỳ, Trang tin chính thức của Bộ Y tế (Sức khỏe đời sống)….
Virus Corona được cho là lây truyền tương tự cách lây truyền bệnh cúm, khi người bệnh ho hay hắt hơi và có thể tồn tại ngoài môi trường đến 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ khoảng 20 độ C. Lây truyền giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 02 mét). Thông thường, với đa số các bệnh lý cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, bệnh nhân có thể truyền bệnh khi có triệu chứng, tuy nhiên bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019 có thể lây truyền ở những trường hợp người dân mang virus mặc dù không có biểu hiện lâm sàng.
Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31/1 (giờ VN) ở Geneva (Thụy Sĩ), WHO tuyên bố sự bùng phát chủng virus nCoV từ Trung Quốc là "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Y TẾ TOÀN CẦU". Tất cả người dân tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đều có khả năng lây bệnh, tuy nhiên những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng là người già và những người có các bệnh lý nền, các bệnh lý mạn tính. WHO đưa ra khuyến cáo với mức độ:  "Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV lây truyền hạn chế từ người sang người". Đồng thời, Bộ Y tế đưa ra khuyến nghị tại Việt Nam: người dân không nên đi/đến khu vực đang có dịch tại Trung Quốc, tất cả bệnh nhân đi về từ Trung Quốc cần được cách ly trong vòng 14 ngày. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona xảy ra tại 03 tỉnh của Việt Nam (Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa với 06 ca mắc), nCoV 2019 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu và bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người, Việt Nam sẵn sàng đối phó khi dịch bùng phát. Tại Thái Bình, tính đến ngày 06/02/2020, chưa ghi nhận ca bệnh nào dương tính với nCoV.
Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi trung niên. Bệnh nhân nhiễm nCoV có biểu hiện lâm sàng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2 ngày đến 14 ngày, thời gian ủ bệnh này tương tự như MERS đã từng diễn ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân rất ít: ho, sốt, khó thở và có thể có các biểu hiện khác khi xảy ra biến chứng nặng như suy hô hấp và suy đa tạng. Ngày 30/01/2019, Lancet, công bố bài báo của nhóm tác giả Trung Quốc: Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của 99 ca viêm phổi do nCoV ở tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc – Nghiên cứu mô tả (Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study) với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
Đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân (n=99) Cận lâm sàng Bệnh nhân (n=99)
Sốt 82 (83%) X quang và CT lồng ngực  
Ho 81 (82%) Tổn thương phổi 1 bên 25 (25%)
Khó thở 31 (31%) Tổn thương phổi 2 bên 74 (75%)
Đau cơ 11 (11%) Bạch cầu máu tăng 24 (24%)
Rối loạn ý thức 9 (9%) Bạch cầu giảm 9 (9%)
Đau đầu 8 (8%) Tiểu cầu giảm 12 (12%)
Đau họng 5 (5%) Albumin máu giảm 97 (98%)
Chảy nước mũi 4 (4%) Men gan (AST) tăng 35 (35%)
Đau ngực 2 (2%) Đường máu tăng 51 (52%)
Tiêu chảy 2 (2%) Procalcitonin tăng 6 (6%)
Nôn/buồn nôn 1 (1%) Interleukin -6 tăng 51 (52%)
Có > 1 dấu hiệu lâm sàng 89 (90%) CRP tăng 63/73 (86%)
Sốt, ho, khó thở 15 (15%) Đồng nhiễm nấm 4 (4%)
          Để phát hiện sớm bệnh, người dân có biểu hiện sốt, ho, khó thở trong vòng 14 ngày sau khi đi từ Trung Quốc về hoặc tiếp xúc với người có sốt hoặc biểu hiện bệnh lý của đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân nên đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh để xác định nguyên nhân bệnh, điều trị và cách ly nếu nhiễm nCoV. Hiện tại chưa có thuốc điều trị nCoV, chỉ điều trị triệu chứng, dự phòng và điều trị các biến chứng nặng của bệnh.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã liên tục đưa ra các khuyến cáo đến người dân để tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…
- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Tuy nhiên, có  nhiều nhân viên y tế và người dân chưa hiểu rõ vai trò khi đeo khẩu trang trong phòng chống dịch bệnh nCoV, theo thông báo của WHO và Bộ Y tế, nCoV khi ra khỏi đường hô hấp của người bệnh không có khả năng lơ lửng trong không khí mà lắng đọng trên bề mặt của các đồ vật, sàn nhà hoặc đất, do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà chăm sóc trực tiếp bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện, người dân tiếp xúc gần với người nghi bệnh thì nên đeo khẩu trang y tế, còn lại người dân chỉ nên đeo khẩu trang vải.

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc người dân chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh. Vì vậy công tác vệ sinh đồ đạc, bàn làm việc và rửa tay thường quy có vai trò quan trọng trong dự phòng lây truyền nCoV.

Để dự phòng và phát hiện sớm bệnh lý viêm đường hô hấp cấp do n-CoV gây ra, người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng do Bộ Y tế hướng dẫn để tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng. Để biết thêm thông tin, người dân có thể liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế: 19009095 
để được giải đáp thắc mắc.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Dương

Nguồn tin: Phòng khám đa khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin tức

Lịch công tác

Tuần 40: Từ 29/04 đến 05/05/2024
Sáng thứ 2:
Cán bộ, viên chức, lao động và học sinh, sinh viên toàn trường nghỉ Lễ 30/4 & 01/5 theo Kế hoạch
Chiều thứ 2:
Sáng thứ 3:
Cán bộ, viên chức, lao động và học sinh, sinh viên toàn trường nghỉ Lễ 30/4 & 01/5 theo Kế hoạch
Chiều thứ 3:
Sáng thứ 4:
Cán bộ, viên chức, lao động và học sinh, sinh viên toàn trường nghỉ Lễ 30/4 & 01/5 theo Kế hoạch
Chiều thứ 4:
Sáng thứ 5:
Chiều thứ 5:
Sáng thứ 6:
Chiều thứ 6:
Sáng thứ 7:
Thường trực Ban Giám hiệu - Đ/c Sơn - Phó HT
Chiều thứ 7:
Chủ nhật: Thường trực Ban Giám hiệu - Đ/c Sơn - Phó HT

Thăm dò ý kiến

Đi làm điều dưỡng tại viện dưỡng lão của Đức

Rất quan tâm, sẽ đăng ký đi

Rất quan tâm nhưng cần thêm thông tin

Rất quan tâm nhưng không đăng ký đi

Không quan tâm

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 6614

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1335805

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50231367