“Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại” - Hiến máu tình nguyện đợt I năm 2015
Thứ bảy - 07/02/2015 13:23
“Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại” - Hiến máu tình nguyện đợt I năm 2015
Sáng ngày 04/02/2015, BTV Đoàn trường đã chỉ đạo CLB hiến máu tình nguyện phối hợp với Khoa huyết học, truyền máu - BV Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt I năm 2015
Sáng ngày 04/02/2015, BTV Đoàn trường đã chỉ đạo CLB hiến máu tình nguyện phối hợp với Khoa huyết học, truyền máu - BV Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt Đến dự và động viên hoạt động của tuổi trẻ nhà trường có TS Nguyễn Thị Thu Dung – Phó Hiệu trưởng, các thầy, cô giáo trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường; đ/c Trần Hữu - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các ban của Hội chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, BCH Đoàn trường, các phóng viên báo, đài PTTH tỉnh, các thầy cô giáo và đông đảo các em học sinh, sinh viên đến tham gia hiến máu.
Phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) do Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khởi xướng vào năm 1921, đến nay đã 94 năm với sự hưởng ứng của gần 189 quốc gia trên thế giới. Sự lan tỏa mạnh mẽ của phong trào là nhờ sự góp sức của triệu triệu tấm lòng nhân ái. Hưởng ứng “Chiến dịch vặn động hiến máu tình nguyện phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi”, trong không khí giá lạnh tháng 02, hàng trăm bạn HSSV đến đăng ký hiến máu từ rất sớm đã thể hiện sự tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, chia sẻ niềm hi vọng, góp phần cứu sống những bệnh nhân thiếu may mắn. Bàn đăng ký hiến máu chật kín người, những cán bộ của khoa huyết học truyền máu và các bạn sinh viên CLB tình nguyện phải làm việc hết “công suất”. Đến 10h00 cùng ngày, đã có hơn 700 HSSV và cán bộ giáo viên nhà trường tham gia hiến máu thu được 546 đơn vị máu góp phần phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh trong dịp Tết Ất Mùi năm 2015
TS. Nguyễn Thị Thu Dung - PHT nhà trường và Đ/c Đỗ Trọng Minh - Trường phòng CSSK hội Chữ thập đỏ tỉnh tham gia và động viên phong trào
Các ban HSSV tham gia hiến máu
Người đầu tiên phát minh ra nhóm máu AOB vào năm 1900 là Giáo sư người Áo Karl Lendsteiner. Có được phát minh nhóm máu, có được sơ đồ truyền máu chính là sự hồi sinh cho rất nhiều người bệnh trong cơn nguy cấp. Hãy thử tưởng tượng một tai nạn xảy ra và bạn mất đi một lượng máu lớn có thể gây nguy hại đến tính mạng của chính bạn. Những đơn vị máu được truyền tới giành lại sự sống của bạn vừa mới suýt trôi tuột đi trong gang tấc. Hãy thử tưởng tượng tai nạn đó không xảy ra với bạn mà là với một người khác. Thật tuyệt vời biết bao khi biết một lượng máu của mình đã góp phần cứu sống một con người. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác tự hào ấy. Trên gương mặt ai cũng hân hoan một nụ cười tươi sáng và hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy mình đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn.. Hạnh phúc khi tưởng tượng rằng đâu đó trên đất nước này, dòng máu của mình đang hoà chung trong một, thậm chí một vài người đã từng được mình cứu sống. Hạnh phúc khi được sẻ chia. Hạnh phúc khi biết mình vừa làm một điều có ích cho xã hội